dongoctho2

dongoctho2

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

Quyền làm Mẹ - Truyện ngắn Đỗ NGọc Thạch


Thứ Sáu, ngày 31 tháng 1 năm 2014

quyền làm mẹ - Đỗ Ngọc Thạch

Quyền làm mẹ - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
http://dongocthach18.vnweblogs.com/post/27316/329459

Quyền Làm Mẹ - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch

Published on 10/11,2011

Ảnh riêng

 q u y ề n   l à m   m ẹ   -   t r u y ệ n   n g ắ n  đ ỗ   n g ọ c   t h ạ c h
alt
                                 QUYỀN LÀM MẸ - Truyện ngắn của ĐỖ  NGỌC  THẠCH 


1. 
  … Thế là cô nữ sinh Diễm Lan đã trở thành một chiến sĩ giao liên thực sự. Tà áo dài tha thướt trắng trong  đã được thay bằng bộ bà ba gọn gàng. Chiếc mũ tai bèo và khẩu súng Cạc-bin khoác vai đã  làm cho khuôn mặt vừa dịu dàng  vừa tinh nghịch, thông minh trở nên cương nghị, rắn rỏi. 
        Hôm nay là ngày kỷ niệm một năm Diễm Lan trở thành chiến sĩ giao liên. Diễm Lan đã hì hục ngoài đồng suốt đêm qua để kiếm được đầy một giỏ vừa cá vừa cua đầy nhóc, tính trưa nay sẽ làm mấy món ăn cực ngon để  chiêu đãi các anh, các chị trong trạm  giao liên. Nhưng có lệnh  đột xuất. Diễm Lan phải đi đón và đưa vào khu vực ven đô một đoàn cán bộ đặc biệt. Lệnh nhận một lúc Diễm Lan đang dở tay xào nấu, thế mới nghiệt chứ ! Không thể trì hoãn mệnh lệnh dù chỉ giây phút !  Các anh chị trong trạm làm tiếp phần việc còn lại cho Diễm Lan và nói sẽ chờ Lan về để thực hiện bữa tiệc liên hoan đầy ý nghĩa này !... 
 
2. 
…Đoàn công tác của  Diễm Lan đến khu vực ven đô thì trời đã tối đen. Đêm ba mươi nào cũng đen kịt. Người đi sau phải lần theo tiêng động của người đi trước mà bám theo. Nếu rủi ai có bị rớt lại thì lạc đường là cái chắc !... 
    Diễm Lan nhanh nhẹn dẫn đầu đoàn công tác. Trên những tuyến đường  này, cô thuộc từng mô đất, đám cỏ, vũng nước, bụi cây… Chốc chốc, cô lại phát ra tiếng dế kêu “tà rích” để người đi sau nhận  được tín hiệu mà  bám theo .Đang đi, Diễm Lan bỗng phát hiện ra mùi lạ theo làn gió nhẹ thoang thoảng bay tới. Linh tính báo cho cô biết đó là “mùi của bọn biệt kích”. Cô phát ra tiếng ”chim lợn”, đó là ám hiệu cho đoàn công tác đổi đầu thành đuôi, đuôi thành đầu, cô sẽ ở lại thu hút hỏa lực địch cho người bạn của cô là Miền – đang đi ở cuối đoàn – dẫn đoàn đi theo phương án dự bị.  Tiếng chim lợn của Diễm Lan vừa phát ra thì một tràng súng máy rộ lên như pháo giao thừa !... 
   Diễm Lan vừa nhả đạn về phía địch vừa vận động ngược lại với hướng của Miền. Tình huống như thế này đã quá quen thuộc đối với Diễm Lan nhưng hôm nay không hiểu sao cô bỗng cảm thấy run tay kỳ lạ. Khoảng năm phút sau, Diễm Lan bỗng nghe thấy có tiếng súng AK điểm xạ bắn về phía địch, chỉ cách cô khoảng hai chục mét. Ai thế nhỉ? Nhiệm vụ thu hút đánh lạc hướng địch chỉ do mình cô đảm nhiệm, vậy tại sao lại có thêm người này ? Cô ngừng bắn và phát tín hiệu liên lạc. Có tín hiệu đáp lại. Đúng là người trong đoàn công tác rồi, nhưng là ai thế? Ai dám tự ý vi phạm qui định của Trạm giao liên ? Diễm Lan chưa trả lời được những câu hỏi  đặt ra thì cô nhận ra một người đang trườn nhanh về phía mình và nói:
 -Cô Lan !...Tôi là Tình đây ! Tình quân lực đây  !
-Trời đất ! Sao anh không chạy theo con Miền  mà lại chạy theo em? – Lan ngạc nhiên nói. 
  • Tình đã tới sát kề Lan, nắm lấy một tay của cô nói nhỏ:
  • Tôi không thể để em một mình chống chọi với bọn phục  kích  đ.ược  . Nghe tiếng súng , tôi biết bọn chúng đông lắm ! Lỡ em có làm sao thì…
  • Thì làm sao ? Chẳng lỡ gì hết !  Bọn chúng sẽ không làm gì được em ! Nhưng sao anh lại theo em thế này, em sẽ bị cấp trên  kỷ luật ! Cả anh nữa, anh không sợ kỷ luật sao ?
  • Không, anh không sợ kỷ luật,  anh chỉ sợ mất em thôi !- Nói rồi Tình kéo mạnh Diễm Lan rồi ôm chặt lấy cô, hôn túi bụi lên mặt cô !
Diễm Lan chưa kịp phản ứng  gì thì một tràng súng máy lại rộ lên, đầu đạn bay chiu chíu quanh mình hai người, cắm vào những mô đất bên cạnh lụp bụp. Diễm Lan đẩy mạnh Tình ra và cô trườn đi như một con thằn lằn, chốc chốc tiếng súng của cô lại nổ đanh gọn đáp lại từng tràng súng của địch…Vừa vận động chiến, Diễm Lan vừa lẩm bẩm nguyền rủa cái anh chàng Tình quân lực ấm ớ này. Chả là như thế này :  Tình vài lần qua trạm giao liên của Diễm Lan và đem lòng thầm yêu trộm nhớ cô gái giao liên xinh đẹp này. Anh ta liên tục gửi thư cho Diễm Lan và lần nào cũng chép lên đầu lá thư hai câu thơ không biết của ai :  “Anh đã đi khắp vòng quanh trái đất – Mới gặpem lần thứ nhất anh yêu !”   Diễm Lan không bao giờ trả lời những bức “tình thư” đó và những lần gặp  anh chàng  ở trạm, Diễm Lan yêu cầu anh ta chấm dứt ngay nhưng anh ta lại càng gửi nhiều hơn ! Lan rất bực mình, khó chịu nhưng chị Hương, tổ trưởng của Lan bảo : “Hoa thơm thì ắt phải có bướm lượn, mặc kệ xác hắn, riết rồi hắn cũng nản. Còn nếu hắn cứ bám riết thì chị sẽ có cách trừng trị hắn !”… Diễm Lan thật không ngờ cái anh chàng si tình hôm nay  lại dám liều lĩnh như thế ! 
     Tiếng súng của bọn phục kích xa dần. Diễm Lan đoán chừng mình đã thoát khỏi tầm đạn của chúng. Nhưng Lan bỗng nhận ra rằng cái anh chàng  Tình biến đâu mất ! Chẳng lẽ anh ta bị trúng đạn ? Bị thương hay đã chết rồi ? Cô thoáng nghĩ :  Không thể bỏ đồng đội mà thoát lấy một mình ! Diễm Lan liền quay lại tìm anh chàng  Tình. Đúng lúc cô chạm vào người Tình thì tiếng súng lại nổ ran  xung quanh cô. Cô lay  Tình, gọi Tình, nhưng không thấy trả lời. Thì ra  Tình đã bị trúng đạn, ngất xỉu. Hai  phút sau, Tình mới tỉnh lại, lần nắm lấy bàn tay của Diễm Lan, nói giọng yếu ớt :
-Diễm Lan !...Anh yêu em !...Em…hãy hôn anh đi, như vậy dù anh có chết cũng cam lòng -Không yêu đương gì hết! – Diễm Lan gắt khẽ - Tôi sẽ đưa anh về đơn vị ! 

Lan nhanh chóng băng tạm vết thương cho Tình rồi xốc anh lên vai, lao vút đi trong bóng đêm dày đặc…Từng tràng súng máy  lại nổ ran quanh Diễm Lan. Mặc, cô cứ vác Tình trên vai mà chạy. Cô hi vọng bóng đêm sẽ che mắt địch và vận may  một lần nữa sẽ đến với cô như bao lần trước. Nhưng, càng chạy, cô càng cảm thấy súng địch nổ rát hơn và cô nghe rõ cả tiếng bước chân đuổi theo thình thịch… Rồi cô thấy đầu óc quay cuồng và như là có một bàn tay vô hình tóm lấy cô nhấc bổng lên và ném vút vào đêm đen vô tận !... 

3.
 
…Khi Diễm Lan tỉnh lại thì cô thấy mình nằm trong  Quân y viện. Cô không biết cái gì đã đến với mình? Tại sao mình lại nằm ở đây ? Và tại sao ngực mình lại bỏng rát như là có một cái hỏa lò đặt trên ngực ? Toàn  thân cô vẫn bất động…Phải ba ngày sau lần hồi tỉnh đầu tiên, Diễm Lan mới ý thức được rành rẽ sự thể của mình, nhờ có cô bạn tên Miền đến bệnh viện thăm cô. Miền đã kể lại diễn biến của cái đêm bi thương ấy trong giọng nói nghẹn ngào đầm nước mắt : Sau khi đưa đoàn cán bộ đên điểm  tập kết, Miền thấy bồn chồn trong người. Cô linh cảm thấy có chuyện xấu xảy ra với Diễm Lan và cô đã phóng  một mạch đến chỗ Lan bị trúng đạn. Nhưng, Miền đến quá muộn, bọn biệt động  đã thay nhau hãm hiếp Diễm Lan rồi cắt đi cả hai bầu vú căng tròn của cô. Nhìn thấy xác Tình bên cạnh Diễm Lan, Miền đã òa khóc như con nít và suýt ngất xỉu trên bộ ngực đẫm máu của bạn. Nhưng Miền đã nhanh chóng  trấn tĩnh, cô bật dậy, như thấy máu trong người đang sôi sùng sục, cô xách súng đuổi theo bọn biệt kích. Cô đã gặp bọn quỷ khát máu ấy  khi chúng đang ngồi quanh đống lửa nướng thịt, uống rượu.! Như mãnh hổ lao vào đàn sói, Miền đã bắn từng tràng đạn nóng bỏng căm thù vào bọn ác ôn…Trong tiếng đạn xé, vang lên cả tiếng 
gọi bạn thống thiết của Miền :”Lan ơi !... La…n  …ơ…i…”  
   
 4.
 
Sau giải phóng, Diễm Lan đi học ở trường Y. Rồi cô trở thành một Bác sĩ. Nhìn bên ngoài, mặc dù không còn tuổi  thanh xuân, nhưng ai cũng lầm tưởng đó  là người phụ nữ giàu sang, quý phái bởi vẻ quyến rũ kỳ lạ của cô. Và chắc chắn không ai có thể ngờ được  rằng cô không còn bộ ngực của người phụ nữ nữa, trừ cô bạn chí cốt tên Miền. Sắc đẹp dường như không chịu  mất đi của Diễm Lan đã khiến cho cánh đàn ông luôn luôn vây quanh cô, theo đuổi cô…  Diễm Lan muốn  có một người chồng đàng hoàng, rồi cô sẽ được làm mẹ…Nhưng mỗi khi nhìn vào mảng sẹo lớn trên ngực, cô lại bàng hoàng… Những ý nghĩ không đầu không cuối lại quay cuồng tromg đầu và cái cảm giác bị một bàn tay vô hình túm lấy nhấc bổng lên cao rồi ném vút vào đêm đen vô tận lai hiện rõ mồn một! Chính  cái  cảm giác hãi hùng ấy đã không buông tha Diễm Lan và đưa cô đến quyết định từ chối tất cả những lời cầu hôn để nhận nuôi hai đứa bé bị bố mẹ chúng bỏ rơi trong bệnh viện. Hai đứa bé này là chị em sinh đôi, mới hơn một tuổi. Diễm Lan đã nuôi hai đứa bé sinh đôi mười năm trời, chúng đã trở thành hai đứa  học trò khỏe mạnh, xinh xắn. Lan đã làm lại giấy khai sinh và đặt tên cho chúng là Diễm Phúc và Diễm Lộc. Một kế hoạch về tương lai của hai đứa trẻ đã được vạch ra thì xảy ra một sự cố oái oăm, mà cho đến nay, Diễm Lan vẫn không hiểu  nổi  tại sao nó lại như thế ?  

 5.
 
    Một hôm, Diễm Lan ngồi đợi hai con về ăn cơm tối mà mãi không thấy chúng về. Đã Tám giờ tối, Diễm Lan hoảng sợ phóng xe đi khắp những nơi cô phỏng đoán hai đứa có thể đến mà gần mười hai giờ vẫn không thấy tăm hơi. Cô phóng đến nhà Miền và ôm chầm lấy bạn mà khóc… 
     Miền đã đi nhờ tất cả những người quen biết cũ, nhờ đến những cán bộ điều tra hình sự cự phách thì một tháng sau mới tìm ra đầu đuôi vụ mất tích hai đứa Diễm Lộc và Diễm Phúc:  Bố mẹ đẻ của hai đứa bé, giờ đã trở thành tỷ phú, thuê người đi tìm tung tích hai đứa con bỏ rơi trong bệnh viện mười năm trước và khi biết đích xác là hiện chúng đang sống với Diễm Lan thì đã bí mật tổ chức bắt cóc về. Nhưng suốt một tháng trời, hai đứa bé vẫn không chịu nhận ông bà tỷ phú kia là bố mẹ. Họ liền đưa đơn kiện để đòi lại hai đứa con và yêu cầu Diễm Lan phải từ bỏ Diễm Lộc và Diễm Phúc. Cái lý để ông tỷ phú kia tin mình sẽ thắng kiện   là “Đô La” ! (Các nhà tỷ phú thường dựa vào “ma lực” của đồng  Đô La để hành sự , đẻ con cũng đặt tên là Đô La, trang trí tranh tường cũng là hình đồng Đô La, và trên Bàn thờ  thiêng liêng tất nhiên là có đồng Đô La…). 
    Khi nhận  được giấy gọi của Tòa  án, Diễm Lan bàng hoàng  cả người và cái cảm giác bỗng bị một bàn tay vô hình túm lấy người nhấc bổng lên rồi ném vút vào  đêm đen vô tận phút chốc ập đến !...     Lần này, cũng lại chính là Miền, và cô đã đến sớm hơn. Miền đã nhanh chóng điều tra ra một chi tiết bất ngờ: bố đẻ của hai đứa bé – tức nhà tỷ phú -  chính là một người trong tốp lính biệt kích năm xưa. Miền tức tốc phóng đến gặp nhà tỷ phú. 
-Ông đã từng là lính biệt động? – Miền hỏi .
- Ồ, cô hỏi sai chỗ rồi!...-  Nhà tỷ phú thoáng giật mình rồi nhếch mép cười – Tôi chỉ tiếp khách hàng và các VIP chứ không tiếp cán bộ điều tra ! Còn nếu cô bị khùng thì tôi sẽ cho người đưa cô tới nhà thương điên  ngay !
 -Không ! Tôi không khùng! – Miền dằn giọng – Tôi chỉ muốn ông nhớ lại tội ác của ông: ông đã cùng toán lính phục kích hãm hiếp rồi cắt vú một nữ chiến sĩ giao liên ! Người  nữ giao liên bất hạnh đó chính là người mẹ nuôi của hai đứa trẻ con ông đẻ ra nhưng ông đã bỏ rơi chúng trong bệnh  viện mười năm trước ! 

 Nhà tỷ phú giật thót nhưng thật không ngờ ông ta lại la lớn : 
-Không ! Tôi không nhớ quá khứ !  Tôi không cần biết đến quá khứ. Tôi chỉ biết bây giờ tôi có quyền làm  giàu, làm  giàu nữa ! Và tôi có quyền làm bố ! Tôi có thừa bằng chứng là bố của hai đứa trẻ !  …

Thật bất ngờ, trái với  tính cách thường ngày của Miền, cô bỗng la lên lớn hơn cả nhà tỷ phú : -Ông câm ngay ! Nếu  tôi cho ông thêm một băng đạn đêm ấy thì ông đã thành đất cát rồi !..- Miền ngừng và hít một hơi dài, đoạn nói  dằn từng tiếng – Ông có quyền làm giàu, làm bố nhưng bạn tôi có QUYỀN LÀM MẸ ! Ông đã xâm phạm tội lỗi vào quyền làm  Mẹ đó ! Nếu ông nói một câu nữa như vừa rồi, tôi sẽ bắn bể sọ ông ngay tức thì !... 

Nếu như đúng lúc đó, hai đứa trẻ Diễm Phúc và Diễm Lộc không biết từ đâu chạy tới  và cùng  reo lên “Dì Miền !”, thì Miền đã rút phăng khẩu súng sáu trong túi quần ra ! Vừa nhìn thấy hai đứa trẻ, Miền đã trở lại vẻ dịu hiền thường thấy và cô vòng tay ra ôm cả hai đứa bé vào lòng !... 

6. 
Tôi,  người viết câu chuyện này thành cái truyện ngắn, mới đây lại nhận được tin của Miền cho biết: Nhà tỷ phú kia sau khi đã rút đơn kiện lại tái đưa đơn và lần này  quyết thắng kiện bằng mọi giá. Đồng thời, ông ta còn kiện Miền đã đe dọa tính mạng ông ta !... 
Không biết vụ kiện cáo này sẽ đi tới đâu nhưng đêm nào tôi cũng bị câu nói của Miền trở đi trở lại  bên tai:  “Anh và tất cả mọi người sẽ không ai hiểu nổi tôi và Diễm Lan đâu. Nếu chúng tôi thua kiện nhà tỷ phú đó, tôi sẽ cho ông ta một băng AK vào đầu ! Anh biết vì sao không? Vì chính trong cái đêm tôi trở lại cứu Diễm Lan đó,  trong cuộc đấu súng không cân sức đó, tôi đã bị trúng đạn ở cả hai bầu vú !...”. Bạn đọc có thể tưởng tượng  sự kinh ngạc của tôi như thế nào :  khi vừa nói xong, Miền cởi phăng ngực áo để lộ ra hai bầu vú với những vết sẹo dúm dó !...  (*)
TP.HCM, l989-2009 
Đỗ  Ngọc  Thạch
 
 (*) Còn có nhan đề khác: Những vết thương nghiệt ngã

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

chuyện tình đồi hoa sim (trích chương 1) - Đỗ Ngọc Thạch


Thứ Tư, ngày 15 tháng 1 năm 2014

chuyện tình đồi hoa sim (trích chương 1) - Đỗ Ngọc Thạch

Chuyện tình đồi hoa sim - Tiểu thuyết mini Đỗ Ngọc Thạch - trích chương 1

Published on 12/30,2011

http://img.photo.yume.vn/photo/pictures/20090725/chumme_123/thumbnail/140x140/crop/hoa-sim-010217.jpg

Chuyện tình đồi hoa sim (tiểu thuyết mini)

Thứ năm, 29 Tháng 12 2011 14:39 TRUYỆN Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Chương 1
Cẩm Hương là con gái một của hai cầu thủ bóng chuyền chuyện nghiệp Văn Hải – Cẩm Hà. Cầu thủ trẻ tuổi Cẩm Hà có thai Cẩm Hương từ năm 20 tuổi, khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp.
Vì thế, có thể nói Cẩm Hương biết đánh bóng chuyền “từ trong bụng mẹ” và cuộc đời của Cẩm Hương như là đã được định sẵn: làm cầu thủ bóng chuyền chuyên nghiệp như mẹ và cha và cô còn có lợi thế là cô cao những 1,76 mét, hơn cả cha và mẹ những hai phân. Dự tính của cha và mẹ Cẩm Hương là Cẩm Hương sẽ thi vào Khoa bóng chuyền của Trường Đại học TDTT, sẽ được đào tạo chính qui chứ không làm cầu thủ rồi mới đi học như mẹ, vì mê cầu thủ bóng chuyền Văn Hải mà thành cầu thủ bóng chuyền rồi thành vợ Văn Hải luôn!...

Năm Cẩm Hương tốt nghiệp THPT và thi vào Đại học TDTT cũng là năm cả hai vợ chồng Văn Hải, Cẩm Hà cùng từ biệt cuộc đời cầu thủ: Văn Hải về Sở TDTD phụ trách bộ môn bóng chuyền còn Cẩm Hà làm Huấn luyện viên của đội tuyển bóng chuyền nữ của tỉnh. Trong những ngày đầu làm huấn luyện viên bóng chuyền, người mẹ Cẩm Hà bỗng nhận ra một cách rất rõ ràng rằng: người vận động viên bóng chuyền phải chịu đựng một chế độ luyện tập rất khắc nghiệt mà cuộc đời cầu thủ “quần đùi áo số” thì nước mắt nhiều hơn nụ cười, buồn nhiều hơn vui nếu không liên tục chiến thắng – điều mà không phải đội bóng nào cũng đạt được! HLV Cẩm Hà ngạc nhiên khi thấy sao trước đây, thời còn làm cầu thủ mình không bao giờ có suy nghĩ như thế, thậm chí rất ít nghĩ ngợi mà luôn luôn bị cuốn hút vào những trận đấu nảy lửa, thắng trận thì hò reo còn thua trận thì…khóc! Mà đội bóng của Cẩm Hà, một đội bóng của một tỉnh nghèo, đầu tư chưa thỏa đáng cho nên chưa bao giờ chạm vào Huy chương Đồng trong các mùa thi đấu, chứ đừng nói tới Huy chương Vàng, Bạc! Suy nghĩ mãi đến sự “bạc mệnh” của đời người cầu thủ “quần đùi áo số”, người mẹ Cẩm Hà đã đột ngột đưa ra một quyết định: không cho cô con gái Cẩm Hương theo cái nghiệp “quần đùi áo số” này nữa! Và người mẹ thật bất ngờ khi trao đổi với chồng thì ông Văn Hải cũng đang suy nghĩ như vậy, từ khi thôi làm cầu thủ mà chuyển về Sở TDTT! Khi cha và mẹ Cẩm Hương nói với cô ý nghĩ đó thì Cẩm Hương như là đã biết trước, nói ngay: “Hồi Tết, bà ngoại đã nói với con điều này rồi. Bà còn nói là con nên thi vào trường Đại học Sư phạm mà nhất định phải là Khoa Toán!”. Cả bố và mẹ Cẩm Hương cùng nói “À ra thế!” rồi người mẹ còn hỏi thêm: “Tại sao bà ngoại lại nói thi vào Khoa Toán? Liệu có khó cho con không?”. Cẩm Hương cười rất vô tư, nói ngay: “Hình như mẹ mải mê với quả bóng mà quên mất rằng bà Ngoại đã từng hai mươi năm làm cô giáo dạy Toán hay sao? Bà Ngoại bảo, Toán học là chìa khóa của mọi khoa học, cho nên phải giỏi Toán đã rồi muốn làm gì thì làm! Cũng may cho con là từ hồi đi học tới giờ, môn Toán của con luôn đạt điểm cao nhất lớp, bởi con cũng rất thích môn Toán!”. Cả bố và mẹ Cẩm Hương lại cùng “À ra thế” rồi bố Cẩm Hương nói ngay: “Vậy thì còn chờ gì nữa, chúng ta đi nhà hàng ăn mừng cho quyết định “đổi chiều gió” quan trọng này: Con sẽ không làm cầu thủ bóng chuyền nữa mà sẽ thành cô giáo dạy Toán!”.

Thực ra thì mẹ Cẩm Hương không thể quên mất chuyện bà Ngoại đã có hai mươi năm làm cô giáo dạy Toán của trường Huyện. Chỉ có điều từ hồi bà Ngoại lấy ông Ngoại – cô giáo dạy Toán trường Huyện đã chết mê chết mệt một cầu thủ bóng chuyền, chính là ông Ngoại – thì mọi câu chuyện đều xoay tròn theo quả bóng và mọi người như đã quên đi hình ảnh bình dị của cô giáo dạy Toán trường Huyện mà lóa mắt trước ngôi sao bóng chuyền, đã từng có mặt trong đội tuyển quốc gia, là ông Ngoại! Giờ đây, nghe Cẩm Hương nói đến bà ngoại, cả bố và mẹ Cẩm Hương đều giật mình như người vừa tìm thấy lại một báu vật đã bị che lấp khá lâu trong ký ức! Mẹ Cẩm Hương nghĩ thầm, con bé Cẩm Hương quả là nó rất giống bà Ngoại. Thảo nào bà Ngoại rất cưng chiều nó, hai bà cháu mà gặp nhau là quấn quýt lấy nhau như đôi tình nhân! Thế thì cho nó thi vào Khoa Toán Đại học Sư phạm là “đúng số” rồi! Còn bố Cẩm Hương thì nghĩ, hồi còn đi học, mình rất giỏi Toán, đáng lẽ nghe lời ông bác thi vào Khoa Toán Đại học Tổng hợp, ông chú lại bảo, mày cao như cây sào, không vào học bộ môn bóng chuyền trường Đại học TDTT thì môn bóng chuyền nước nhà mất đi một cầu thủ tài năng! Thế là thành cầu thủ chủ công của đội bóng chuyền tỉnh nhà, khi mà phong trào thể thao bùng nổ ở khắp mọi nơi! Nếu ông chú, vốn là một Huấn luyện viên bóng chuyền, - không quyết lôi kéo thằng cháu cao kều đi theo nghiệp bóng chuyền thì biết đâu bây giờ môn Toán học nước nhà đã có thêm một Tiến sĩ Toán học như ông bác! Vì thế con bé Cẩm Hương thi vào Khoa Toán trường Đại học Sư phạm thì nhất định sẽ đậu thủ khoa bởi nó có gien di truyền giỏi Toán của bố nó!

Ba người trên đường ra nhà hàng đặc sản “Con Nai Vàng” thì thật bất ngờ khi gặp thầy giáo dạy Toán lớp 12 của Cẩm Hương. Cứ như là có bàn tay sắp xếp bí ẩn nào đó đang làm việc rất ngẫu hứng mà cũng rất được lòng người! Khi thầy giáo dạy Toán nghe bố Cẩm Hương nói lý do của bữa tiệc, ông đã reo lên như một cậu học trò trúng tuyển và nhận chịu một nửa kinh phí của bữa tiệc, bởi theo như ông nói thì phải “ăn bằng tiền” của ông – một thầy giáo dạy Toán gần ba mươi năm trong nghề thì mới chắc đậu thủ khoa! Quả nhiên, lời ông thầy dạy Toán của Cẩm Hương chính xác như…Toán học, kỳ thi đại học sau đó, Cẩm Hương đã đậu Thủ khoa mà không có đối thủ cạnh tranh!

*

Trong suốt thời gian Cẩm Hương học Trung học Phổ thông, hầu như cả bố Văn Hải và mẹ Cẩm Hà đều không phải lo đến chuyện học hành của con gái bởi mỗi khi Cẩm Hương đưa giấy báo kết quả học tập từng học kỳ, từng năm học về nhà thì không ai có thể có ý kiến gì vì Cẩm Hương đều đạt điểm 9 và 10 tất cả các môn học. Nếu như bố và mẹ Cẩm Hương có muốn lo chuyện học hành của con gái thì cũng không có thời gian bởi đó là những năm cả hai người đều bị cuốn hút vào những trận quyết đấu của đủ các loại giải bóng chuyền trong tỉnh cũng như khu vực rồi quốc gia. Có lẽ cũng vì mải mê với quả bóng mà bố mẹ quên cả tuổi đi học của cô con gái: khi Cẩm Hương mới Năm tuổi, nhưng do Cẩm Hương đã cao lớn bằng những đứa trẻ bảy, tám tuổi con hàng xóm và hay chơi đùa với chúng, nên khi chúng vào học lớp Một thì bố mẹ Cẩm Hương cũng cho con đi học cùng. Trường tiểu học (và cả các bậc học khác) ở tỉnh vùng cao khi ấy rất ít học sinh cho nên các thầy cô giáo cũng không xét nét chuyện đi học có đúng tuổi hay không, có thêm một học sinh chẳng chết ai mà lớp học thêm đông vui! Thế là Cẩm Hương vào lớp Một sớm những hai năm. Nếu như Cẩm Hương học kém thì người ta sẽ xem lại tuổi tác và bắt lưu ban, chờ đủ tuổi. Nhưng điều đó đã không xảy ra, bởi Cẩm Hương học rất giỏi, luôn luôn đứng đầu lớp! Càng học lên, Cẩm Hương càng cao lớn cho nên vấn đề xem lại tuổi tác hầu như không ai chú ý tới. Năm lên lớp Mười, tức mới 14 tuổi, Cẩm Hương đã cao 1,65 mét, không những cao nhất lớp mà nhất cả trường, có tính cả các thầy cô giáo, vì các thầy cô giáo ở trường của Cẩm Hương hầu hết đều không cao quá 1,60 mét, duy nhất chỉ có thầy giáo Hiệu trưởng là cao 1,63 mét!

Vì cao lớn và lại học giỏi cho nên tất cả đám con trai không ai dám đến gần Cẩm Hương, chứ đừng nói đến chuyện trêu chọc, tán tỉnh này nọ. Mặt khác, dường như chất nữ tính trong cơ thể Cẩm Hương chưa phát triển cho nên thân hình cô vừa cao vừa gày, nhìn xa gần giống như nhân vật Đôn-ki-hô-tê của nhà văn người Tây Ban Nha Xec-van-tet, thậm chí nếu cải nam trang thì sẽ rất giống! Tình trạng này diễn ra từ lớp Mười trường trung học phổ thông cho đến khi Cẩm Hương tốt nghiệp đại học, khi đã 20 tuổi. Tức cho đến lúc đó, Cẩm Hương chưa hề có tình cảm nam nữ với ai. Hoặc nói theo “ngôn ngữ tình trường” thì Cẩm Hương vào đời mà chưa hề có một mảnh tình vắt vai!

*

Cẩm Hương tốt nghiệp với điểm số cao nhất lớp. Giáo sư Tổ trưởng bộ môn đề nghị giữ cô ở lại phụ giảng và làm chuyển tiếp nghiên cứu sinh nhưng những người ở Phòng Tổ chức cán bộ nói: “Bây giờ tiêu chuẩn đào tạo cán bộ giảng dạy phải chú ý cả hình thức, tức là nam thì phải đẹp trai, là nữ thì phải xinh gái, không được như tài tử điện ảnh hoặc người mẫu thời trang thì cũng phải “sạch nước cản”! Đằng này cô Cẩm Hương vừa cao lớn quá khổ vừa không có nữ tính, làm cô giáo sẽ gây “sốc” cho sinh viên, làm cho hình ảnh của người cán bộ giảng dạy bị méo mó, dị dạng!”. Giáo sư Tổ trưởng bộ môn đành chịu thua nhưng vẫn bực mình với Phòng Tổ chức, bèn đề nghị giữ lại hai cô gái xinh đẹp nhất nhì lớp nhưng cũng học kém nhất nhì lớp! Vị giáo sư làm vậy tưởng rằng phòng Tổ chức cán bộ sẽ bị “sốc” mà phải suy nghĩ lại chuyện cô học trò giỏi Cẩm Hương, nhưng thật không ngờ, Phòng Tổ chức cán bộ đồng ý giữ lại Khoa cả hai người đẹp! Mọi người ai cũng ngạc nhiên thì ông Trưởng phòng TCCB giải thích: “Sắp tới có cuộc thi Hoa hậu Giảng đường Đại học, cho hai cô này đi thi thì sẽ đem cả giải Hoa hậu và Á hậu về Khoa! Đây sẽ là sự kiện mang tính lịch sử của Khoa Toán vì từ khi có Khoa Toán đến nay, các nữ giáo viên đều bị coi là “ma chê, quỷ hờn”! Hết thắc mắc chưa?”. Nói vậy thì còn ai thắc mắc được nữa?

Rút cục, Cẩm Hương được phân về Sở Giáo dục tỉnh nhà, Sở phân về trường THPT của tỉnh. Nhưng, hình như Ban Giám hiệu của trường THPT cũng đồng quan điểm với ông Trưởng phòng Tổ chức cán bộ kia cho nên từ chối không nhận Cẩm Hương. Sở phải thông báo cho các Huyện, Huyện nào thích thì …”cho không”! Ông chủ tịch Huyện An Sinh vốn là một cầu thủ bóng chuyền nghiệp dư, cũng là Fan hâm mộ đôi vợ chồng cầu thủ bóng chuyền Văn Hải – Cẩm Hà, tức cha và mẹ của Cẩm Hương, nên khi lên tỉnh họp, biết có cô gái Cẩm Hương như thế, như thế thì lệnh cho Trưởng Phòng Giáo dục Huyện lên Sở Giáo dục xin ngay Cẩm Hương về Huyện với lời nói sau cùng nhắc đi nhắc lại tới ba lần: “Phải đưa bằng được cô gái Cẩm Hương về Huyện, đó sẽ là hạt giống bóng chuyền quý giá của Huyện ta! Phải đưa Cẩm Hương về Huyện bằng mọi giá! Nếu không hoàn thành nhiệm vụ, cậu sẽ bị mất chức!”. Để cho chắc ăn, ông chủ tịch Huyện còn sang Sở Giáo dục canh chừng xem có ai tới lấy mất báu vật của ông hay không!

Nhờ sự nhanh tay của ông Chủ tịch Huyện mà Cẩm Hương được điều về Huyện An Sinh rất mau lẹ. Cẩm Hương được tự chọn ở lại Phòng Giáo dục Huyện hoặc về trường THPT của Huyện. Dĩ nhiên là Cẩm Hương chọn về trường THPT, bởi cô không biết ở phòng Giáo dục Huyện thì sẽ làm cái gì?

*

Trường THPT An Bình của huyện An Sinh vốn là một trường THCS được “nâng cấp” nhờ tiền tài trợ của hai Việt kiều. Khi chưa nâng cấp, trường vốn có tên là trường THCS Đồi Sim vì trường chỉ là một căn nhà tranh vách đất năm gian nằm trơ trọi trên một quả đồi mọc toàn cây sim, loại thấp và mọc thành từng lùm nhỏ lúp xúp, có xen lẫn những bụi cây mua nho nhỏ. Trước nữa, đây chỉ là một trường tiểu học. Nhưng không hiểu vì sao, tuy cơ sở vật chất nghèo nàn nhưng cây cỏ ở quả đồi này bốn mùa xanh tốt, dưới chân đồi người ta còn đào được một cái giếng nước trong mát vô cùng, người ta liền làm một dãy nhà cũng năm gian cho các thầy cô giáo xa quê tạm trú. Vào mùa khô hạn, những cái giếng quanh vùng đều cạn nước nhưng giếng của trường không hề vơi cạn! Cái giếng của trường Đồi Sim đã cứu hạn cả làng. Điều đặc biệt là học sinh của trường Đồi Sim đều học giỏi và sau đều vào đại học cho nên ai cũng nói Đồi Sim là đất lành, đất học. Đó cũng chính là lý do hai nhà doanh nghiệp Việt kiều khi về thăm quê hương đã quyết định đầu tư nâng cấp trường THCS Đồi Sim thành trường PTTH An Bình.

Sau khi nâng cấp, trường PTTH An Bình hiện ra sừng sững trên đồi sim như là có phép Tiên. Cái nhà tranh vách đất năm gian ngày xưa đã biến thành cái nhà hai tầng mười gian cho hai mươi phòng học đẹp như tranh. Hai đầu dãy nhà tầng là hai dãy nhà trệt năm gian làm thành chữ U bao bọc lấy cái sân trường rộng mênh mông. Cổng trường cũng được xây theo kiểu mới: hai cái trụ cổng hai bên là hai bức tường rộng bằng cái bảng đen, bên trái là tên trường đắp nổi, bên phải là câu nói “Tiên học lễ, hậu học văn”, cũng đắp nổi. Hai hàng cọc rào chạy hai bên cổng được xây khá đẹp và cho trồng 12 cây bàng và phượng xen kẽ. Hai dãy nhà trệt năm gian dùng làm phòng Ban Giám hiệu, phòng các Tổ bộ môn, phòng thí nghiệm, thư viện,v.v…Đằng sau hai dãy nhà trệt là vườn trường do tổ Sinh vật quản lý. Nói tóm lại, cơ ngơi của trường PTTH An Bình vừa đẹp vừa hiện đại, hơn hẳn các trường cùng đẳng cấp huyện và các trường thuộc đẳng cấp tỉnh, thành phố cũng khó có thể qua mặt!

Khi Cẩm Hương về trường PTTH An Bình của huyện An Sinh thì trường đã nâng cấp được một năm. Những cây bàng, cây phượng trồng hai bên cổng trường đã cao vượt đầu người và bắt đầu đâm cành xòe lá xanh mơn mởn. Nhìn quang cảnh trường, Cẩm Hương rất thích và ngày nào cô cũng tham gia tưới cây cùng các học trò. Việc tưới cây tuy có hơi nặng nhọc vì phải gánh nước từ cái giếng dưới chân đồi lên, nhưng tạo nên cảm giác rất sảng khoái, khi tưới xong, nhìn những lá cây xanh mướt đang đung đưa trước gió, có cảm giác như nhìn thấy nước đang từ rễ cây chạy ra từng cái lá cây bé nhỏ kia!

Cẩm Hương được bố trí ở trong khu tập thể của giáo viên ở cạnh cái giếng dưới chân dồi, tất nhiên là cái nhà tranh vách đất ngày xưa cũng đã được thay bằng một dãy mười hai căn phòng nhà trệt, tường xây, mái tôn chắc chắn. Vì là trường mới nâng cấp nên số giáo viên tạm trú tại khu tập thể đã kín mười hai căn phòng, có mười cô và hai thầy, đều chưa tới ba mươi tuổi, trai chưa vợ, gái chưa chồng. Sau này, nếu có thêm giáo viên thì sẽ phải ở chung hai người một phòng. Cạnh phòng Cẩm Hương là cô giáo dạy văn Thanh Phi, về trường trước Cẩm Hương ba ngày, cùng một khóa với Cẩm Hương. Khi vừa nhìn thấy Cẩm Hương, Thanh Phi đã nhào tới nắm chặt tay Cẩm Hương mừng rỡ rối rít: “Ôi, cứ tưởng trường ta chỉ có một mình tớ về đây, đang buồn muốn chết! Sao nghe nói cậu được giữ lại trường cơ mà? À, phải rồi, vật đổi sao dời, làm sao mà biết trước? Trước đây chúng ta chỉ biết nhau mà chưa truyện trò vì hai đứa ở hai khoa. Giờ về đây thì là bạn cùng trường, chúng ta phải coi nhau như chị em, bảo vệ nhau thì mới tồn tại được nơi đất khách quê người này!...”.

*

Cẩm Hương và Thanh Phi là đôi bạn “cọc cạch” một cao một thấp (Thanh Phi chỉ cao mét rưỡi - 1,50 mét), một béo mập, một gày gò, tất nhiên là cao thì gày (Cẩm Hương – còn có biệt danh là Cò Hương) và thấp lùn thì béo mập (Thanh Phi – còn có biệt danh là Thùng Phi). Kiểu cặp đôi cọc cạch này đã rất nổi tiếng trong Làng Báo chí thời trước Cách mạng Tháng Tám như Lý Toét – Xã Xệ, hoặc sau này, báo Thiếu niên Tiền Phong có cặp đôi Bóng Nhựa – Bút Thép cũng làm nên chuyện (Bóng Nhựa do nhà báo Cửu Thọ vào vai, Bút Thép do nhà báo Mạnh Chuẩn đảm nhiệm). Cặp đôi Cẩm Hương – Thanh Phi (Cò Hương – Thùng Phi) này cũng chính là hai nhân vật chủ chốt của tiểu thuyết “Mối tình Hoa Sim” này bởi đây là hai tính cách rất độc đáo và đối ngược nhau: Cẩm Hương có vẻ ngờ nghệch, lớ ngớ trong cuộc sống đời thường thì Thanh Phi rất nhanh tay lẹ mắt, biến báo rất linh hoạt; Cẩm Hương ngu ngơ, dại khờ trong tình cảm nam nữ thì Thanh Phi đã biết “mùi đàn ông” từ thuở mười ba và cô thường rất hay đọc câu ca dao: Lấy anh từ thuở mười ba / Đến nay mười tám em đà năm con / Ra đường thì tưởng còn son / Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng! Tất nhiên thân hình khiêm tốn về chiều cao của Thanh Phi tràn trề nữ tính (cặp mắt lúng liếng hơn cả Thị Mầu, cặp môi mọng ướt như mời gọi, ngực căng tròn như hai trái dừa xiêm…),chứ không “thẳng đuỗn”, “trước sau như một”, “tấm phản di động”…như Cẩm Hương!

Một hôm, có một cô bé học sinh lớp chín, đến khu tập thể giáo viên có việc gì đó vào buổi tối, bất chợt nhìn thấy Cẩm Hương thì buột miệng “Chào Thầy!...” đã khiến cho Cẩm Hương giật mình hoảng hốt và bắt đầu suy nghĩ về cái gọi là “Nữ tính” của con người mình. Trước đây, từ hồi còn học đại học, Cẩm Hương cũng thỉnh thoảng nghe bạn bè xì xào rằng cô không có “Nữ tính”, nhưng cô bỏ ngoài tai vì có lần hỏi mẹ về chuyện này, mẹ giải thích: “Cái người ta gọi là Nữ tính đó thực ra phải gọi là “đĩ tính”, tức người phụ nữ đó chỉ biết và chỉ muốn làm chức phận đàn bà, ngoài ra không thể và không muốn làm gì khác. Còn những người như chúng ta, phải lo học hành suốt đời và trăm công ngàn việc kiếm sống thì cái gọi là Nữ tính kia nó có thuyên giảm đi ít nhiều nên có vẻ như ít Nữ tính! Đó là qui luật của cuộc sống!”. Song, bây giờ có đứa học trò gái lại chào Cẩm Hương là “Thầy” thì quả là có chuyện! Chẳng lẽ chỉ vì không yêu đương, không quan hệ nam nữ mà mình đã biến (sẽ biến) thành đàn ông? Nghĩ cả ngày vẫn không thấy rõ câu trả lời, đến tối, Cẩm Hương đem chuyện “Chào Thầy” ra nói với Thanh Phi thì Thanh Phi cười ầm lên rồi ôm chầm lấy Cẩm Hương rồi đè Cẩm Hương xuống giường, làm những động tác như của một tên “Yêu râu xanh” đang cưỡng bức gái nhà lành, khiến cho Cẩm Hương thấy nhột vô cùng và rồi chân tay như bị tê liệt, không thể chống cự nổi! Lúc ấy, Thanh Phi vừa từ từ lột hết quần áo bạn ra vừa nhẹ nhàng nói: “Ai dám bảo bạn Cẩm Hương của tôi đã hóa thành đàn ông? Thì vẫn là trong ngọc trắng ngà , rày rày sẵn đúc một tòa thiên nhiên đó thôi!...Nhưng quả là có kém phần bóng bảy, nở nang, khêu gợi quyến rũ! Nhưng không sao, ta sẽ giúp bạn ta trở thành một tuyệt sắc giai nhân với một thân hình bốc lửa có thể thiêu cháy bất cứ đấng mày râu nào!”…

Cô bạn Thanh Phi của Cẩm Hương có phép thuật cao siêu hay không, có quyền năng vô biên hay không mà nói cao giọng như vậy, xin mời xem tiếp Chương Hai sẽ rõ.

(Hết Chương Một)

Sài Gòn, tháng 6-2010

Đỗ Ngọc Thạch
< LùiTiếp theo >
http://image2.chaobuoisang.net/cs/2011/11/27/bong-chuyen-vn-nhin-tu-sea-games-26-can-su-dot-bien.jpg

Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch

Tiêu đề của danh mụcSố truy cập
1Chuyện tình đồi hoa sim (chương 6)5
2Chuyện tình đồi hoa sim (chương 5)6
3Chuyện tình đồi hoa sim (chương 4)3
4Chuyện tình đồi hoa sim (chương 3)5
5Chuyện tình đồi hoa sim (Chương 2)6
6Chuyện tình đồi hoa sim (tiểu thuyết mini)6
7Thân gái dặm trường (Chương 6 và hết)52
8Thân gái dặm trường (Chương 5)44
9Thân gái dặm trường (Chương 4)44
10Thân gái dặm trường (Chương 3)34
11Thân gái dặm trường (Chương 2)36
12Thân gái dặm trường (tiểu thuyết mini)38
13Anh hùng thọ nạn57
14Người đưa thư49
15Ca trực đêm giao thừa49
16Trộm Long tráo phụng44
17Nữ võ sĩ huyền đai33
18Võ trạng nguyên truyện27
19Cô Tấm và quả thị27
20Đầu năm xuất hành: Về quê30
21Người đánh đàn Klong Put (Hay là Quà Tặng Tuổi 20)55
22Trạng Me đè trạng Ngọt40
23Siêu mẫu chân dài46
24Âm mưu và tình yêu39
25Qua sông bằng đò69
26Địa linh nhân kiệt74
27Thượng kinh ký sự (hay là ba lần tới thủ đô)56
28Vi hành60
29Tượng nhà mồ54
30Lột da mặt159
Trang 1 trong tổng số 2

Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch


Tiêu đề của danh mụcSố truy cập
31Chuyện tình Sơn Nữ58
32Người con gái sông La59
33Thời gian56
34Chị em sinh ba148
35Ký ức binh nhì102
36Những Điều Bất Ngờ - Chùm truyện mini Đỗ Ngọc Thạch116
37Người cuối cùng của một dòng họ võ tướng108
38Tôi làm gia sư118
39Chuyện học hành66
40Mùng ba Tết thầy93
41Cô giáo mầm non113
42Bạn học lớp bốn90
43Bạn học lớp bảy65
44Chuyện của nhà địa chất70
45Bạn học lớp ba60
46Bạn học lớp hai67
47Tướng sát phu158
48Cô gái Sơn Tây và anh lính binh nhì132
49Con gái viên đại úy144
50Huyền thoại Lý toét109
51Cô Dâu Gặp Nạn105
52Bác sĩ thú y91
53Bác sĩ đồng quê104
54Nhật ký của một cô giáo trường huyện118
55Nhật ký của một cô giáo trường làng102
56Sự tích chim đa đa187
57Lời thề thứ hai140
58Đứa bé tật nguyền và nàng tiên áo trắng303
59Mẹ Đốp296
Trang 2 trong tổng số 2